Bùi Quỳnh Hoa khoe dáng quyến rũ trước khi kết thúc nhiệm kỳ
Chia sẻ lý do tại sao yêu thích bộ môn lặn tiên cá, chị Trương Mỹ Hằng (30 tuổi), đang làm chuyên gia trang điểm tại TP.Hà Nội, cho biết việc được nhìn ngắm không gian đầy màu sắc khi lặn biển giúp có nhiều cảm hứng hơn lúc trở lại làm việc. Bộ môn này còn giúp chị Hằng thư giãn, hòa mình vào dòng nước để quên đi áp lực công việc. Ngoài ra, chị Hằng cũng muốn truyền cảm hứng khám phá thiên nhiên và trang bị cho con trai biết bơi lội - một kỹ năng sinh tồn quan trọng.Hai nữ phụ xinh đẹp và tài năng của phim 'Nữ hoàng nước mắt'
Sáng 7.2, tiếp tục phiên họp 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Nhà giáo. Đây là dự án luật dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp 9 vào giữa năm.Báo cáo các vấn đề lớn của dự luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho hay, về thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo, nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành giáo dục, song đề nghị làm rõ cơ quan được phân cấp, ủy quyền tuyển dụng.Ông Nguyễn Đắc Vinh cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo luật điều chỉnh theo hướng, đối với cơ sở giáo dục công lập tự chủ, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng.Đối với cơ sở giáo dục công lập chưa tự chủ, cơ quan quản lý cơ sở giáo dục thực hiện việc tuyển dụng nhà giáo hoặc phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục, người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện tuyển dụng.Góp ý vấn đề này, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị, nên phân cấp, phân quyền triệt để cho cơ sở giáo dục kể cả tự chủ hay chưa tự chủ. "Cơ sở giáo dục là người có quyền tuyển dụng, các đồng chí lồng cơ quan quản lý vào đây làm gì. Cơ quan quản lý là hoạch định chính sách, kiểm tra, thanh tra. Ông tuyển dụng không được, tuyển không đúng là tôi tuýt còi. Tuyển dụng là để cơ sở giáo dục người ta làm, cơ quan quản lý đừng có nhúng vào đấy", ông Phương nói và đề nghị không thêm phần phân cấp cho cơ quan quản lý giáo dục vào như dự thảo."Việc tuyển dụng cơ sở mới biết thiếu ai, thiếu cái gì, căn cứ tiêu chuẩn chúng ta ban hành, họ tuyển dụng là quyền của họ, đừng thò cái tay vào đây nữa, không minh bạch đâu", ông Trần Quang Phương nói thêm.Về các quy định liên quan điều động, thuyên chuyển giáo viên, ông Phương nêu, dự luật quy định muốn thuyên chuyển phải được 3 nơi chấp nhận, gồm nơi đi, nơi đến và cơ quan quản lý giáo dục. Ông đề nghị quy định rành mạch và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo thay vì ràng buộc phải được 3 nơi đồng ý."Tôi đặt trường hợp nhiều nơi người ta không đồng ý, lấy đủ lý do là đủ biên chế, không cần giáo viên môn này… Vì thế mới có tình trạng cô giáo cắm bản 10 - 20 năm vẫn phải cắm bản", ông Phương nêu, và nhấn mạnh, luật Nhà giáo và sau này luật Giáo dục sửa đổi phải "tháo được chỗ này".Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị, việc điều động, thuyên chuyển nên giao cho cơ quan quản lý cấp trên. Nhà nước có quyền điều động giáo viên đã công tác đủ 3 năm ở miền núi, vùng sâu, vùng xa về nơi điều kiện khá hơn hoặc ngược lại."Việc cơ quan quản lý nhà nước điều động giáo viên từ miền xuôi lên miền ngược là phải làm, kiểu như quân đội, điều anh đi anh phải đi. Anh là công chức nhà nước, không đi là nghỉ việc. Ta ưu ái nhưng phải có kỷ luật nghiêm minh", ông Phương nêu, và cho rằng, phải tăng cường công tác quản lý nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi về chính sách vượt trội cho giáo viên.Giải trình sau đó, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện 63 tỉnh, thành có tới hơn 50.000 cơ sở giáo dục với quy mô rất khác nhau. Do đó, việc giao quyền tuyển dụng cho cơ sở giáo dục cũng cần cân nhắc."Nếu trường mần non, tiểu học vùng xa mà giao cho họ tuyển dụng viên chức, phải lập hội đồng, ra đề thi viên chức thì các trường chịu chết. Nên việc giao quyền này có thể thành thảm họa cho họ. Không phải giao cho họ quyền tuyển dụng thì họ có thể làm được", ông Sơn phân tích.Theo ông Sơn, ở những cơ sở đủ sức "gánh" được thì có thể phân cấp, còn ở những khu vực khác, chưa đủ năng lực thì Chính phủ mới đề nghị linh hoạt để có thể giao cho cơ quan quản lý giáo dục.Về vấn đề điều động, thuyên chuyển, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nói: "Báo cáo phó chủ tịch, ngành giáo dục cũng ao ước như thế nhưng thực tế việc điều động giáo viên rất khác điều động của quân đội".Ông phân tích, hiện ngành GD-ĐT không quản lý viên chức ngành giáo dục mà việc quản lý được giao cho cấp tỉnh. Việc điều động giữa các huyện trong tỉnh chỉ điều động với giáo viên bậc trung học còn ở bậc tiểu học, mầm non thì được phân cấp cho huyện nên huyện này cũng không chuyển sang huyện khác được.Theo Bộ trưởng GD-ĐT, dự luật đang đề xuất giao cho cấp sở để điều động giữa các khu vực trong toàn tỉnh đã là một "thay đổi mang tính cách mạng". "Nếu được giao cho ngành giáo dục quản lý viên chức tổng thể như trong quân đội quản lý thì em làm tốt. Nhưng hiện nay chưa được như quân đội", ông Sơn nói thêm.
Nam Định: Triệt xóa đường dây ma túy 'khủng', thu 2 khẩu súng, 1 quả lựu đạn
Tiếc thay, bà Lý Thị Bông, mẹ ruột của Emma đã không thể chờ đến ngày con gái tìm về, khi bà đã mãi mãi ra đi hồi 2 năm trước vì bạo bệnh. Đó cũng là một trong những niềm nuối tiếc lớn nhất trong ngày trở về của cô gái Pháp xinh đẹp.Ngày có kết quả xét nghiệm ADN, cô gái Pháp và cả gia đình Việt Nam đều vỡ òa hạnh phúc. Bởi, từ đây họ đã thực sự đoàn tụ cùng nhau sau gần 3 thập kỷ dài đằng đẵng. Những ngày đoàn tụ tháng 3 đặc biệt, Emma đã về ngôi nhà thuê của cha và các anh em ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), cũng là một tiệm sửa xe của 3 cha con ông Trần Phi Hùng (58 tuổi). Lên lầu 1, nơi đặt bàn thờ mẹ, cô gái Pháp thành kính dâng lên nén hương bày tỏ lòng thành kính, cũng là để nói hết tiếng lòng của mình."Tôi thực sự sốc và có chút hụt hẫng khi mẹ đã không còn trên cuộc đời này, mẹ đã không thể chờ tôi. Nếu tìm được gia đình sớm hơn, có lẽ tôi đã được ôm mẹ vào lòng. Nhưng không sao, giờ đây tôi đã có cha, có anh trai, em trai, những người tuyệt vời cho tôi cảm giác đang sống giữa một gia đình đầy ấm áp và hạnh phúc. Cảm xúc đó thật khó để có thể diễn tả hết bằng lời nói", Emma chia sẻ.Điều quan trọng với Emma chính là đã tìm thấy những câu trả lời cho tất cả những thắc mắc về nguồn cội mà suốt bao năm qua đang mang trong lòng. Điều này có ý nghĩa đặc biệt với cuộc đời của cô bởi thật khó để sống mà không biết nguồn cội, gốc gác của mình thế nào.Anh Lý Minh Hiền (31 tuổi) là anh trai ruột của Emma cho biết ngày em gái được mẹ cho đi, anh còn quá nhỏ để có thể hiểu hết được câu chuyện. Mãi đến khi lớn lên, anh vẫn không thể nào biết được."Nhà bỗng dưng có em gái thật đặc biệt. Tôi không biết phải diễn tả cảm xúc đó thế nào. Em trở về nhà, cha trở nên vui hơn, hạnh phúc hơn, cả nhà lúc nào cũng rộn rã tiếng cười và hạnh phúc. Bà con khắp nơi cũng hỏi thăm, chúc mừng", anh chia sẻ thêm.Trong khi đó, anh Lý Minh Hậu (26 tuổi) là em trai của chị Emma cũng vô cùng bất ngờ khi biết mình có một người chị gái. Anh cho biết những ngày qua, gia đình đã đưa chị về Long An thăm mộ tổ tiên nhà nội, được bà con trong gia đình đón chào.Ở quê nội, cô gái Pháp đã được gặp các thành viên trong gia đình, được sống trong vòng tay yêu thương của một gia đình lớn khiến cô vô cùng xúc động và hạnh phúc. Đây là lần trở về Việt Nam mà Emma không thể nào quên trong đời."Bà con ở quê cũng không hề biết rằng vợ chồng tôi từng cho một cô con gái, bởi hồi mang thai vợ tôi không về quê, cũng không ai biết. Giờ con nó tìm về, mọi người ai cũng bất ngờ, còn nghĩ là con riêng của tôi nữa. Về quê ai cũng hỏi thăm", ông Hùng kế bên cười, kể lại với chúng tôi.Trong cuộc đoàn tụ của Emma và gia đình có sự xuất hiện của bà Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) là người được sự giúp đỡ của ông Huỳnh Tấn Sinh hiện đang sống ở Pháp giúp cô gái Pháp làm nên cuộc đoàn tụ diệu kỳ này. Chứng kiến niềm hạnh phúc của gia đình, bà Hương đã không kiềm được xúc động và hạnh phúc. Người phụ nữ tâm sự rằng, niềm vui đoàn tụ của Emma chính là món quà, là động lực để tiếp tục hành trình đặc biệt này với hy vọng một ngày nào đó cũng tìm được cô con gái năm xưa cho người Pháp nhận nuôi, giống như Emma.Bà Hương cũng gọi điện cho ông Sinh ở Pháp để chứng kiến cuộc đoàn tụ của Emma và ông đã vô cùng hạnh phúc, vui mừng. Cô gái Pháp và gia đình đã gửi những lời cảm ơn và thể hiện sự biết ơn đầy chân thành đến ông Sinh và bà Hương vì đã giúp gia đình có được phép màu đặc biệt hôm nay.Ông Hùng, cha ruột Emma nói rằng cuối cùng, trong khoảnh khắc đoàn tụ này, ông đã trút được nỗi niềm suốt gần 30 năm đau đáu trong trái tim. Giờ đây, trong ông chỉ còn niềm vui và hạnh phúc khi ông có 3 người con hiếu thảo. Từ đây, ở Việt Nam, Emma đã có một mái nhà hạnh phúc với những người thân ruột thịt luôn chờ cô trở về. Lần về này của cô gái Pháp xinh đẹp kéo dài hơn 20 ngày. Emma dự tính sẽ dành nhiều thời gian cho gia đình của mình.Họ không chỉ về quê tìm lại gốc gác, nguồn cội mà còn cùng nhau có những buổi họp mặt, ăn uống vui vẻ ở TP.HCM. Emm đã không bỏ cuộc để rồi giờ đây đã tìm thấy và được sống trong phép màu của cuộc đời mình."Tôi mong rằng câu chuyện của tôi sẽ truyền cảm hứng đến những người có hoàn cảnh tương tự, những người mong muốn tìm lại cha mẹ, người thân của mình. Chỉ cần không bỏ cuộc, tôi tin phép màu sẽ nằm ở cuối con đường", nữ doanh nhân, người mẫu chia sẻ.
Tính lại khoản tiền cho những ngày xuân, Như lại xây xẩm mặt mày. Đã thế, mới đầu năm, chủ nhà trọ thông báo từ sau tết tăng giá tiền thuê.
Đón hè sang, thưởng ngoạn thế giới theo phong cách của giới thượng lưu
Hiện nay, mỗi năm ngành nông nghiệp Việt Nam đang sử dụng khoảng 10 triệu tấn phân bón, trong đó phân bón vô cơ chiếm 75 - 80%. Sử dụng phân bón chưa hợp lý, chưa hiệu quả đang là một vấn đề lớn trong sản xuất lúa gạo, dẫn đến thu nhập của nông dân chưa cao và hiệu suất sử dụng phân bón còn thấp.